Mẫu cột đá đẹp 02

Cột đá là điểm chịu lực của công trình & cũng là nét đặc trưng tiêu biểu thể hiện được linh hồn của cả kiến trúc, cột là một phần không thể thiếu của bất kỳ nơi nào dù là nhà thờ, đình – chùa – miếu hay nhà thờ họ, từ đường…Cột được chế tác từ các vật liệu thiên nhiên như đá tự nhiên, đá xanh nguyên khối, đá xanh rêu, đá xanh đen, đá trắng…và là điểm nhấn của nhiều công trình kiến trúc từ xưa đến nay.

Chất liệu đá với nhiều màu sắc khác nhau mang vẻ đẹp tự nhiên & có thể hoà hợp với nhiều công trình chất liệu khác như gỗ. Tuỳ vào bàn tay người thợ mà cột sẽ được biến hoá vô cùng đa dạng về cả kiểu dáng, mẫu mã, kích thước và hoa văn điêu khắc trên đó. Nhưng ngoài là điểm nhấn bắt mắt từ xa thì đây cũng là những điểm chịu lực vững chắc cho cả công trình.

Cột đá không chỉ nâng đỡ phần mái phía trên mà còn là những điểm chịu lực chính hỗ trợ cho các vách khiến công trình kiên cố hơn. Ngoài ra, vì thường làm bằng các chất liệu có độ bền vĩnh cữu nên cột đá dù có trải qua bao nắng mưa sương gió thì vẫn vững chãi không sờn, làm chỗ dựa cho cả khối kiến trúc. Thậm chí các cột trụ làm bằng đá thì lại càng thu hút hơn qua năm tháng với vẻ ngoài cổ kính & bí ẩn.

Về mặt văn hoá & tâm linh thì cột đá là nơi ghi dấu của bao thế hệ với những câu đối của bậc tổ tiên răn dạy con cháu hay các khắc hoạ linh vật mang ý nghĩa linh thiêng. Là nơi thường ghi dấu những ghi chép của gia tộc, những ký hoạ thiêng liêng tâm linh, cột đá vừa nâng tầm giá trị kiến trúc và khiến công trình mang ý nghĩa đặc biệt với những người đến viếng thăm về sau.

Cấu tạo của cột đá

Một cột đá cơ bản thường có ba phần chân cột, thân cột và đầu cột, cụ thể như sau:

  • Phần đầu cột

– Phần đầu cột cũng là phần được mọi người rất quan tâm. Đầu cột thường có tỉ lệ cân đối với hai phần còn lại với độ dày khoảng 15cm. Thiết kế theo dạng bóng đèn bát sen và được trang trí thêm nghê hoặc chim dành dành ở bốn góc.

– Riêng đối với cột đồng trụ đá (sẽ được giới thiệu chi tiết hơn ở bên dưới) sẽ có cấu tạo phức tạp hơn gồm tảng, thân, bóng, đao, bát, quả dành dành, nghê, búp sen hoặc đèn…

  • Phần thân cột

– Phần thân cột thì thường có chiều dài tương ứng với kích thước thực tế của công trình. Đặc biệt là trên thân cột thường được điêu khắc các hoạ tiết tinh xảo phù hợp với ý nghĩa của cả kiến trúc.

– Các hoạ tiết đó có thể là các văn tự cổ, thơ đối, bộ tứ linh, tứ quý…Hoặc các hình ảnh tượng trưng của tôn giáo như đài sen của Phật hay Thánh giá của Đạo Công Giáo.

– Hầu hết cột đá đều được điêu khắc theo lối đục khắc kênh bong tạo hiệu ứng 3D để làm nổi bật hẳn lên được đường nét, hình khối của hoa văn. Đó cũng là tài hoa của những nghệ nhân làm đá mà không phải ai cũng có thể làm được.

  • Phần chân cột đá

– Giống như móng nhà hay rễ cây, phần chân cột (hay còn gọi là chân tảng đá, đá kê chân cột, đá tảng kê cột, đế kê cột) có vai trò quan trọng vì nó sẽ chịu tải toàn bộ cho cột. Vì vậy mà chân cột thông thường sẽ có kích thước lớn hơn phần thân để giúp cân bằng & chịu lực tốt hơn.

– Phần đá tảng kê cột thường được làm rất cầu kỳ, công phu, tỉ mỉ. Các chân tảng đá thành phẩm phải chắc chắn, có vai rộng, nhìn cân đối, vững chãi.

– Phần chân cột cũng chia ra phần trên và phần dưới. Phần trên của đế thường được khắc lá bồ đề còn phần dưới thì khắc hoạ tiết cánh sen.

Hai hoạ tiết lá bồ đề & cánh hoa sen là những vật tượng trưng cho sự trong sạch, thiện lương. Như lời nhắn nhủ của ông cha ta rằng đó là hai đức tính quan trọng của người Việt & cũng là cội nguồn của những điều tốt đẹp.

Ý nghĩa các loại cột đá để lựa chọn phù hợp với phong thủy

Ý nghĩa cột đá tròn: Mỗi một loại hình dáng của cột trụ đều mang một ý nghĩa phong thuỷ riêng vì vậy người chủ cũng nên tham khảo qua ý nghĩa của chúng trước khi lên ý tưởng xây dựng.

Đối với các cột trụ hình tròn thường thể hiện sự toàn vẹn, hoàn hảo. Giống như một vòng tròn không có điểm bắt đầu và kết thúc nên cột trụ tròn cũng mang ý nghĩa của sự trường tồn, vĩnh cửu.

Ý nghĩa cột đá vuông: Với các cột hình vuông thì tạo nên ấn tượng mạnh mẽ, rắn rỏi. Cột trụ vuông thường mang ý nghĩa bảo vệ giống như bảo vệ, bao bọc. Hình vuông còn tượng trưng cho chữ điền. Vì vậy, các cột trụ vuông cũng mang ý nghĩa cho sự màu mỡ, sinh sôi như ruộng đồng. Cột trụ vuông cũng thể hiện cho sự bền vững, ổn định.

Ý nghĩa cột đồng trụ: Đối với các cột đồng trụ thì do để ngoài trời nên không có phần đấu cột mà thay vào đó trên đỉnh sẽ là bóng đèn, đao đèn, bát phượng và trên cùng là phượng trầu.

Riêng cột tứ trụ thì sẽ có 2 cột phụ 2 bên là cột nghê còn 2 cột chính ở giữa là cột phượng trầu. Cột nghê thường thấp và nhỏ hơn cột phượng trầu.

Địa chỉ bán cột đá uy tín – giá rẻ tại Ninh Bình

Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất đá tự nhiên, Đá Mỹ Nghệ Thân Thiện tự hào mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm có giá trị cao. Đảm bảo quý khách hàng có thể hoàn toàn hài lòng từ chất liệu đá tự nhiên 100%, tay nghề cao, điêu khắc tỉ mỉ đến tiến độ thi công lắp đặt đúng hẹn. Bên cạnh đó, giá cả phải chăng, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.

Với đội ngũ nhân công tài hoa, nhiệt tình. Chúng tôi luôn sẵn lòng phục vụ quý khách hàng gần xa trên toàn quốc. Quý khách hàng có nhu cầu xin vui lòng liên hệ:

ĐÁ MỸ NGHỆ THÂN THIỆN

Hotline: 0912.688.862 – 0982.862.362

Địa chỉ: Thôn Xuân Vũ – Xã Ninh Vân – Huyện Hoa Lư – Ninh Bình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon